Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Đức lấy gì tuần tra Baltic?

Ảnh minh họa: pixabay.com

Theo nhiệm vụ luân phiên, Không quân Đức sẽ nhận nhiệm vụ bay tuần tra và bảo vệ không phân Estonia. Tuy nhiên, trở ngại khiến Berlin khó hoàn thành nhiệm vụ.

Khó hoàn thành nhiệm vụ

Không quân Đức sẽ nhận nhiệm vụ bay tuần tra bảo vệ không phận Estonia từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019.

Trong khi đó, Bỉ cũng nhận nhiệm vụ tại Siauliai, Lithuania. Nhiệm vụ đã khá rõ ràng giành cho cả Đức và Bỉ tuy nhiên, với tình trạng hiện tại gặp phải có thể khiến Không quân Đức khí có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Vấn đề của Đức chính là hàng loạt tiêm kích chủ lực Eurofighter Typhoon đang gặp vấn đề về kỹ thuật chưa thể khắc phục.

Theo Spiegel Online, Không quân Đức vừa phát hiện ra thêm một lỗi kĩ thuật mới với máy bay chiến đấu Eurofighter.

Phát ngôn viên của Không quân Đức, ông Roman Ladenko cho biết, một bình nhiên liệu đặt ngoài của một chiếc Eurofighter đã rơi khỏi máy bay khi nó chuẩn bị cất cánh.

Vu việc này xảy ra ở một căn cứ không quân ở Estonia và quân đội Đức đã ngừng sử dụng toàn bộ phi đội Eurofighter để kiểm tra lỗi kĩ thuật.

“Có vấn đề xảy ra ở các bình nhiên liệu đặt ngoài máy bay và điều này sẽ khiến các máy bay Eurofighter không đủ nhiên liệu cho các chuyến bay ngoài biển Baltic”, ông Roman Ladenko cho hay.

Được biết, lỗi kỹ thuật liên quan đến bình nhiên liệu là lỗi mới nhất được phát hiện trên dòng chiến đấu cơ này. Trước đó, các đợt chuyển giao tiêm kích Eurofighter Typhoon cho Đức, Italia và Tây Ban Nha đã tạm thời bị đình chỉ sau khi phát hiện một lỗi sản xuất ở phần thân sau của máy bay.

Trang Spiegel Online cho biết thêm, Bộ Quốc phòng Đức đã tuyên bố đình chỉ các đợt chuyển giao tiêm kích Eurofighter Typhoon cho Không quân Đức, sau khi phát hiện một lỗi sản xuất trên máy bay.

Thông tin trên là một đòn giáng mạnh vào chương trình máy bay chiến đấu tốn kém và nhiều vấn đề của châu Âu, đồng thời gây quan ngại về việc sử dụng các tiêm kích này.

Bộ Quốc phòng Đức cho biết, lỗi sản xuất bị phát hiện trên phần thân sau của Typhoon. Do đó, ngoài việc đình chỉ các đợt chuyển giao máy bay mới, Berlin đã quyết định cắt giảm số giờ bay của các tiêm kích Eurofighter đang hoạt động xuống còn một nửa mỗi năm, từ 3.000 giờ xuống còn 1.500 giờ.

Spiegel Online cho biết thêm, trong tình huống xấu nhất, lỗi sản xuất này có thể khiến thân máy bay mất ổn định. Và đây chính là nguyên nhân khiến Không quân Đức khó có thể hoàn thành nhiệm vụ tuần tra không phận Estonia tới đây.

Cáo buộc của châu Âu

Trong khi Đức nhận nhiệm vụ của NATO tuần tra bảo vệ không phận Estonia trước những nguy cơ đến từ Nga thì châu Âu lại cáo buộc Đức đã và đang phá vỡ các lệnh trừng phạt đối với Nga, phản bội EU vì những hành động của Thủ tướng Merkel.

Như đã biết Bà Merkel đã tiến hành cuộc gặp với người đứng đầu của Bộ tham mưu Nga và cuộc gặp với ông Putin – đây là hành động phản bội của Đức đối với các đối tác EU, phóng viên Zbigniew Parafianovich viết. Tờ Gazeta Prawna nhấn mạnh rằng, tất cả những hậu quả do hành vi vi phạm chế độ cô lập Nga sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ukraine, Ba Lan và các nước vùng Baltic.

Trước đó, Người đứng đầu Bộ tham mưu Nga Valery Gerasimov bị cấm nhập cảnh vào các nước Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Canada, Úc và Liechtenstein do liên quan đến sự kiện sát nhập bán đảo Crimea và cuộc chiến tranh ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên thủ tướng Angela Merkel gặp ông ở Đức vào cuối tháng 7/2018.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức đã diễn ra vào ngày 18/8 ở Mezeberg, cách không xa thủ đô nước này. Phát ngôn viên chính phủ Steffen Scheibert cho biết rằng, chủ đề chính trong cuộc hợp liên quan đến vấn đề từ xung đột ở Ukraine và Syria cũng như Iran và dự án đường ống dẫn khí mà Mỹ phản đối.

Kết quả, về Ukraine, bà Merkel nói bà hy vọng những nỗ lực mới sẽ được thực hiện vào đầu năm học mới để giải quyết vấn đề của lực lượng quân đội Ukraine và người ly khai tại khu vực Donbass.

Về dự án Nord Stream 2 nhằm dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic, bà Merkel nói Ukraine sẽ tiếp tục giữ vai trò trong việc trung chuyển khí đốt đến châu Âu, hoan nghênh việc Liên minh Châu Âu (EU), Nga và Ukraine bắt đầu thảo luận về vấn đề.

Liên quan đến tình hình Syria, cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ quan ngại về vấn đề Syria và tình hình của hàng triệu người tị nạn. Cả hai bên đồng ý nỗ lực ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Idlib, Syria và khu vực xung quanh.

Đứng động thái của Đức chẳng khác nào họ chống lại các đối tác châu Âu và sẽ làm cho vai trò quan trọng của họ trong EU sẽ giảm dần và mất uy tín và muốn cải thiện hơn nữa mối quan hệ với Nga.

Theo Tuấn Vũ / baodatviet.vn