Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Tìm ra manh mối nghi phạm khủng bố chợ Giáng sinh Berlin

Hình ảnh được cắt từ clip (internet)
Hình ảnh được cắt từ clip (internet)
Hình ảnh được cắt từ clip (internet)

Cập nhật:

Ngày 21.12.16

11h43: Giấy tờ tìm được trong xe tải của nghi phạm được cấp tại thành phố Kleve thuộc tiểu bang Nordrhein-Westfalen. Theo báo “Bild”, trước đó nghi phạm đã bị liệt kê vào đối tượng nguy hiếm, từng gây thương tích cho người khác. Hắn là thành viên của một mạng lưới Hồi giáo lớn. Hiện cảnh sát đang ráo riết truy bắt hung thủ.

11h02: Dưới ghế ngồi trong đầu kéo xe tải, cánh sát tìm thấy một giấy tạm dung cùng giấy tờ tùy thân của một người Tunesia tên Anis A, sinh năm 1992 tại Tataouine.

10h29: Theo tin của rbb-Abendschau, sáng sớm hôm nay cảnh sát bắt giữ một vài nghi phạm, nhưng đã thả họ đi ngay sau đó, do không liên quan đến vụ khủng bố.

Theo điều tra, hung thủ và người tài xế thực sự đã đánh nhau trong đầu kéo xe tải. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân bị đâm nhiều nhát vào người, có thể trong khi đang tìm cách đánh lái sang bên khác. Vào thời điểm xảy ra khủng bố, nạn nhân vẫn còn sống. Khi xe dừng lại, hung thủ đã bắn chết nạn nhân rồi tẩu thoát. Trong đầu kéo xe tải, cánh sát đã thu được dấu vết DNA của kẻ khủng bố.

Ngày 20.12.2016

19h: Nghi phạm người Pakistan đã được thả tự do.

17h16: Theo báo Spiegel, khi truy đuổi hung thủ trong vườn thú, nhân chứng bị mất dấu một lúc. Cảnh sát bắt nghi phạm người Pakistan chỉ dựa trên mô tả của nhân chứng.

16h55: 24 người bị thương đã được xuất viện về nhà.

15h54: Cảnh sát đã xác định được danh tính của 6 trong số 12 người thiệt mạng. Tất cả đều là người Đức.

13h03: Cảnh sát Berlin cho rằng nghi phạm bị bắt không phải người lái xe đâm vào đám đông. “Chúng ta đã bắt sai người. Hung thủ thật sự đang có vũ khí và trốn ở đâu đó. Hắn có thể tiếp tục gây ra các vụ án khác”.

11h55: Nghi phạm 23 tuổi chối bỏ mọi cáo buộc liên quan đến vụ việc.

11h00: Thủ tướng Merkel chia buồn cùng các gia đình nạn nhân và cho biết “mặc dù không mong muốn, nhưng theo tình trạng hiện tại, đây chính là một vụ khủng bố”.

10h57: Chủ xe tải đã xác nhận người ngồi ghế phụ lái bị bắn chết chính là lái xe của công ty.

10h11: Theo thông tin của Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang Brandenburg, người ngồi ghế phụ lái Ba Lan đã bị bắn chết trên xe tải. Rất có thể đây chính là người tài xế thực sự của chiếc xe.

09h58: Cảnh sát đã xác định được danh tính nghi phạm. Hắn là người tị nạn đến từ Pakistan, 23 tuổi, tên là Naved (hoặc Navid) B.

Tối qua, một chiếc xe tải biển số Ba Lan đã lao vào đám đông ở chợ Giáng sinh trên quảng trường Breitscheidplatz trước nhà thờ Gedächtniskirche khiến 12 nguời chết, 48 người bị thương, trong đó nhiều người bị thương nặng. Trong số người thiệt mạng có cả người ngồi ghế phụ lái trên xe tải, quốc tịch Ba Lan. Nghi phạm cầm lái bị bắt khi đang trên đường bỏ trốn. Theo Cơ quan An ninh, nghi phạm sang Đức tị nạn vào tháng 2 năm nay. Hắn từng có tiền án tiền sự, nhưng chưa có dấu hiệu khủng bố hồi giáo. Do sử dụng nhiều tên khác nhau khi đặng kí tị nạn nên vẫn chưa xác định được hắn là người Pakistan hay Afghanistan. Chiếc xe tải thuộc sở hữu của một công ty tại Stettin, Ba Lan. Trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình tư nhân TVN24, chủ xe Ariel Zurawski cho biết, lái xe là anh họ của ông nhưng đã mất liên lạc từ 4 giờ chiều. Ông khẳng định, người cầm lái đâm vào đám đông không phải lái xe của công ty. Theo dữ liệu GPS của xe, một người nào đó đã khởi động xe lúc 15h44, 16h53 và 17h37, nhưng mãi đến 19.34 mới lái đi và đâm vào chợ Giáng sinh lúc 20h. Rất có thể ai đó đã ăn cắp xe và tập khởi động vài lần trước khi lái. Cảnh sát đang điều tra, liệu người ngồi ở ghế phụ lái có phải tài xế thực sự và đã bị giết trên xe tải không.

Toàn bộ hiện trường bị phong tỏa. Hiện cảnh sát vẫn đang điều tra liệu đây là một tai nạn hay khủng bố Hồi giáo. Vụ việc gợi nhớ đến vụ khủng bố ở Nice (Pháp) vào đêm quốc khánh khiến hơn 80 nguời thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Khi đó, IS đã nhận trách nhiệm vụ này.

Ngọc Chiến (tổng hợp từ Focus và báo Bild)

Hãy nhấn “Thích Trang” và “Chia sẻ” bên dưới để mọi người có nhiều thông tin về pháp luật, các chế độ chính sách đối với người nước ngoài ở Đức trên trang Facebook của bạn!