Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Cẩn trọng với bệnh trầm cảm tuổi học đường ở Đức

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Nhiều năm tìm hiểu về đề tài trầm cảm nói chung của người Việt Nam ở nước Đức, tôi thật sự đau lòng khi mỗi lần cầm bút viết là nhắc tới những kết cục thương tâm.

Tôi có người bạn là L.T.H (Dresden), có cậu con trai mười bảy tuổi. Thời gian gần đây đi học về lại đóng cửa trong phòng rất ít tiếp xúc với ai. Chị để ý thấy con có vẻ thất thần không vui vẻ như bình thường. Tìm hiểu kỹ theo nhiều cách chị biết con chị bị phân biệt đối xử ở trường, chủ yếu là do nhóm học sinh ghét người nước ngoài quấy rối. Sợ bố mẹ lo, cũng không giám báo nhà trường cậu cứ thế âm thầm chịu đựng cho đến khi bị trầm cảm bố mẹ mới biết và đưa con vào viện để điều trị.

Trường hợp này với gia đình chị vẫn còn là may mắn vì sức khoẻ của cậu bé đã khả quan hơn trường hợp của cháu L.A (Berlin) cách đây hai năm. Khi L.A vào tuổi dậy thì, Bố mẹ cháu thay vì gần gũi, quan tâm chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống tinh thần cũng như học tập, thì lại cấm đoán cháu nhiều thứ và đối xử rất khắt khe khiến cho con phải tìm cách nói dối bố mẹ để được đi chơi với bạn bè. Có lần vì không được đi chơi, L.A canh lúc bố mẹ đi ngủ đã cùng người bạn cắt ga giường buộc làm dây và trèo qua cửa sổ trốn đi. Không ai ngờ cô bé trượt tay, gặp nạn tử vong. Mẹ của L.A vì thương con đã lâm vào trầm cảm khá năng, trong khi công việc làm ăn của gia đình cũng bắt đầu trở nên sa sút. Chuyện thật thương tâm mà nếu có sự hiểu biết thấu đáo, biết đồng hành cùng con thì tôi tin chuyện sẽ không xảy ra đau lòng như thế.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp về trầm cảm học đường diễn ra với các em thanh thiếu niên người Việt. Trầm cảm tuổi học đường cũng như mọi lứa tuổi khác đều do vấn đề tâm lý gây cùng với vài nguyên nhân khác vì vậy phòng hơn chữa mới là điều tốt nhất cho mỗi gia đình. Những hiện tượng trầm cảm đều có biểu hiện từ từ chứ không đột nhiên bộc phát. Vì vậy trong gia đình cần yêu thương, quan sát thái độ của người thân để biết tình trạng sức khỏe tinh thần của họ mà xử lý kịp thời là điều quan trọng nhất.

Bệnh trầm cảm cũng chỉ là một bệnh lý như bao nhiêu bệnh khác nhưng việc phát hiện và điều trị cần có bác sỹ chuyên môn sâu. Khi nghi ngờ người thân có hiện tượng bệnh trầm cảm thì nên đến bác sĩ tâm lý để họ tư vấn trước rồi từng bước đưa người thân đến bệnh viện điều trị, không nên tự ý mua thuốc cho bệnh nhân uống và để họ ở nhà tự chữa trị theo lời chỉ dẫn không có cơ sở y khoa dẫn đến trường hợp để bệnh quá muộn nhiều người đã tự tử xong rồi gia đình vẫn không biết vì sao.

Thiên Nga