Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Học cách nói chuyện kiểu Đức

Ảnh minh họa: pixabay.com

Cách mở đầu câu chuyện của người Đức khác hẳn người Việt. Vì vậy, người Việt mới sang Đức cũng phải học cách ăn, cách nói của họ.

Vì những câu mở tuồng của người Việt với người Đức rất là vô duyên, thí dụ: hỏi người lạ đã ăn cơm chưa. Có người lại hỏi tuổi người lạ hay người ta có vợ/ chồng chưa. Nếu ai trả lời thì lại hỏi thêm, tại sao không có vợ/ có chồng. Có người lại tò mò muốn biết người lạ làm nghề gì, mỗi tháng lương bao nhiêu. Thôi, kể như những câu hỏi áp dụng cho người Việt được thì mình nên quên đi để học cách nói chuyện của người Đức.

Đây là clip học cách nói chuyện theo kiểu Đức:

Tác giả clip này chỉ dẫn cách mở đầu câu chuyện bằng cách thư giãn, hít không khí thật sâu vào bụng rồi nhìn đám đông quanh mình, tươi cười tiến đến người mình muốn trò chuyện. Mình đưa tay bắt tay người đó và đồng thời giới thiệu tên mình, theo kiểu tây, tên trước, họ sau. Sau đó, bắt đầu bằng những câu hỏi mở, tức là để người trả lời kể về mình, tuyệt đối không dùng những câu hỏi đóng, tức là chỉ trả lời ngắn gọn, “ja” hoặc “nein”. Thí dụ như: Was führen Sie zu dieser Veranstaltung? Lý do nào dẫn bạn đến đây? Hoặc Was machen Sie beruflich? Bạn làm nghề gì? Khi người đối điện trả lời, mình lắng nghe, thỉnh thoảng lại đặt ra câu hỏi và hàn huyên tiếp tục. Lắng nghe cũng là một nghệ thuật nói chuyện. Cứ như vậy mà kéo dài cuộc nói chuyện.

Những đề tài không nên bàn với người mới quen là. tiền bạc, lương bổng, chính trị, thời sự liên quan đến chính tri, đảng phái và tôn giáo, vì những đề tài này thường đưa đến tranh luận căng thẳng, lập luận trái chiều. Nên bàn về những đề tài vô thưởng, vô phạt như thời tiết, giao thông, nghỉ dưỡng sức, v.v.

Tác giả: Karin Puttfarken, M.A., Universität Hamburg, Deutschland