Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Hướng dẫn thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Tìm hiểu quy trình cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam: hồ sơ cần chuẩn bị, cơ quan có thẩm quyền và thời gian xử lý theo quy định năm 2025.

✅ Ai có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 191/2025/NĐ-CP, hai cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam gồm:

  • Sở Tư pháp tại nơi người yêu cầu đang cư trú ở Việt Nam.

  • Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (đại sứ quán, lãnh sự quán) nếu người yêu cầu đang cư trú tại nước ngoài.

📂 Hồ sơ cần chuẩn bị gồm những gì?

Điều 32. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

  1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 02 ảnh 4 x 6 chụp chưa quá 06 tháng và bản sao các giấy tờ sau: a) Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; b) Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc giấy tờ để chứng minh người đó khi sinh ra có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở miền Bắc cấp; giấy bảo lãnh của Hội người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ, giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và có văn bản gửi cơ quan Công an cấp tỉnh (nếu nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp) hoặc Bộ Công an (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện) xác minh về nhân thân của người yêu cầu. Thời hạn xác minh và trả lời kết quả xác minh là 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu. Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.