Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Đời sống lấy chồng Tây: Đứng núi này trông núi nọ

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc lấy chồng Tây hay chồng Việt. Tuy nhiên, hôn nhân phải dựa trên tình yêu, không nên có thái độ khen chê.

Những ngày qua, Tôi đọc nhiều trang báo mạng, thấy xôn xao về quan điểm lấy chồng tây, chồng Việt. Bản thân tôi nhận thấy chồng tây hay chồng Việt thì điều có những ưu điểm và khuyết điểm cả, tùy theo sự lựa chọn, cách nhìn nhận của mọi người, nhưng theo tôi trước tiên hôn nhân phải dựa trên nền tảng tình yêu và hôn nhân tự nguyện. Đừng nên có thái độ khen, chê, phân tích một cách chủ quan như thế được.

Tất cả được so sánh một cách thiển cận, dù chỉ ở góc độ cá nhân của những người trong cuộc thế nhưng nó có thể ảnh hưởng ít nhiều trong suy nghĩ của người đọc mà có những nhận định chủ quan.

Thừa nhận rằng ở Việt Nam tình trạng người chồng trong gia đình còn mang trong dòng máu gia trưởng, nhiều người không biết chia sẻ công việc của gia đình, thậm chí nhiều trường hợp bạo hành khiến không ít chị em bị ảnh hưởng về thể xác lẫn tinh thần…Về phương diện khác, nhiều người nói những ông chồng tây biết tâm lý, biết chiều chuộng vợ…Tôi không nhận định quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai, tuy nhiên cũng muốn nói lên quan điểm của mình về vấn đề này với hy vọng để mọi người thấy những suy nghĩ của một trong những người đại diện các ông chồng việt suy nghĩ ra sao về vấn đề này như thế nào?

Phương tây và Việt Nam cách xa nhau về mặt địa lý nên văn hóa, nhận thức đến cơ địa cũng hoàn toàn khác nhau. Xét về văn hóa, người phương tây có lối sống thoáng hơn, từ trong giao tiếp đến quan hệ vợ chồng, họ có thể sống với nhau trước hôn nhân, hợp nhau thì cưới không thì thôi, họ sống bình đẳng không phụ thuộc nhiều vào nhau… Có trình độ học vấn và cách ứng xử tốt, ngoại hình cao ráo, đặc biệt họ rất tâm lý, biết chiều chuộng phụ nữ… Từ ngoại hình, lối sống, văn hóa ứng xử là những ưu điểm mà những anh chồng tây dễ thu hút hơn.

Ở Việt Nam, còn mang nặng bản sắc văn hóa phương đông, ảnh hưởng những tư tưởng phong kiến còn nhiều. Bởi thế những ông chồng Việt có tính gia trưởng, còn những ý nghĩ việc nhà là của vợ hay vợ phải phục vụ chồng con, nhưng dù họ có như thế nào đi nữa thì cũng là người Việt như ta, cũng có những ưu điểm của riêng họ…

Qua đó tôi thấy chồng tây hay chồng Việt điều có mặt mạnh yếu khác nhau tùy theo hoàn cảnh, quan điểm mà có thái độ khác nhau. Ai thích những phong cách của người tây thì lấy chồng tây, ai muốn lấy chồng Việt thì lấy, cớ sao phải so sánh một cách khập khiễng như vậy, thậm chí có người lấy chồng tây chỉ để thỏa mãn “chuyện ấy” thôi mà. Môi trường sống, văn hóa… khác nhau thì có những ảnh hưởng, tác động hình thành những con người dĩ nhiên là không giống nhau. Không phải tự nhiên ông bà ta có câu “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, mà nó được đúc kết, hình thành từ thực tiễn của cuộc sống. Nhiều người lấy chồng ngoại thì hạnh phúc cũng lắm kẻ phải ê chề, lấy chồng Việt cũng đâu phải ai cũng gặp bất hạnh, cũng nhiều người đầm ấm đấy thôi.

Tóm lại, hôn nhân phải dự trền nền tảng tình yêu tự nguyện, lấy chồng tây mà không hiểu gì người tây thì cũng không được hạnh phúc đâu, nhiều chị em lấy trúng ông chồng Việt có tính gia trưởng, nhưng do hiểu tính chồng với lại biết cách lấy lòng, ứng xử tốt trong gia đình cũng được chồng thương yêu đấy thôi. Chồng tây hay ta thì cũng do chúng ta chọn, vì thế đừng than trách, khen chê, đừng đứng núi này trông núi nọ. Vậy sao mấy chị em không đặt câu hỏi người tây lấy vợ Việt là vì sao?

Theo độc giả Giang Phan/ VnExpress