Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Chế tài xử phạt với những hành vi sử dụng thuốc khi tham gia giao thông

TBVĐ- Điều 315c trong Bộ luật hình sự Đức ghi rõ: Người nào vẫn cố tình tham gia giao thông, mặc dù đang gặp trở ngại hay bị khiếm khuyết hoặc có bệnh về tinh thần và thể chất mà không đủ khả năng điều khiển cũng như sử dụng phương tiện giao thông một cách an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, sẽ bị phạt tù tới 5 năm hoặc hơn hoặc phạt tiền.

Ở đây cần lưu ý rằng, toà án không phân biệt “khiếm khuyết về tinh thần hoặc thể chất” là do không sử dụng thuốc hay là bị ảnh hưởng từ thuốc – người tham gia giao thông bắt buộc phải có sức khoẻ phù hợp yêu cầu. Trung bình, cứ năm loại thuốc thì có một loại sẽ ảnh hưởng đến khả năng tham gia giao thông của bệnh nhân, đặc biệt nguy hiểm là các loại thuốc an thần và thuốc ngủ: Theo một khảo sát năm 2015, có 1,5 triệu bệnh nhân tại Đức sử dụng chúng hàng ngày hoặc mỗi tuần đôi ba lần. Đến năm 2018, số lượng này đã là 1,7 triệu người.

Bác sỹ Sonja Mayer, phó chủ tịch Hội đồng các hiệu thuốc tiểu bang Bayern, trao đổi với báo “motorwelt” của ADAC: “Không chỉ những chống chỉ định nặng trong việc sử dụng thuốc ảnh hưởng đến việc lái xe, mà cả những ảnh hưởng tưởng nhỏ như hoa mắt nhẹ, mờ mắt, đau dạ dày, mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn …”. Xét từ góc độ luật pháp, người bị những triệu chứng này nhưng vẫn cố tình tham gia giao thông, dù chưa gây nguy hiểm cho ai, cũng đã bị coi như “phạm tội” theo điều 316 Luật hình sự.

Theo đó, người nào đã uống rượu hay sử dụng thuốc gây say, không tỉnh táo, không thể điều khiển xe ôtô mà vẫn cố tình dùng xe tham gia giao thông, sẽ bị phạt tù tới một năm hoặc bị phạt tiền – bất kể đó là thuốc tự mua hay thuốc của bác sỹ kê đơn.

B.Minh