Float banner Left 160x600

Float banner Left 160x600

Bị cả châu Âu “không ưa”, ông Trump tuyên bố: “Tôi không quan tâm”

Ảnh minh họa: https://pixabay.com/

Trong hai năm cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đụng độ với các đồng minh xuyên Đại Tây Dương về vấn đề nhập cư, chi tiêu quốc phòng, rào cản thương mại, môi trường, đường ống dẫn khí đốt của Nga và thỏa thuận hạt nhân Iran. Nhà lãnh đạo Mỹ hiểu rằng bản thân ông không được yêu thích ở châu Âu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bảo vệ chính sách “nước Mỹ trên hết” trong quan hệ với châu Âu. Ông cho biết, mục đích chủ yếu là buộc người châu Âu trả nhiều tiền hơn cho quốc phòng, điều mà các nhà phê bình nói rằng chính là lý do khiến Tổng thống Mỹ bị suy giảm hình ảnh ở Đại Tây Dương.

“Khi họ nói rằng tôi không được yêu thích ở châu Âu, tôi cũng không cần mình phải được chào đón ở đó”, ông Trump trả lời phóng viên. “Nếu tôi mà được yêu thích ở châu Âu, tôi sẽ không làm công việc của mình”.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng các thành viên EU “lợi dụng” nước Mỹ về các vấn đề liên quan đến thương mại và quốc phòng, kêu gọi họ tăng cường đóng góp quốc phòng, bao gồm cả các khoản đóng góp trong NATO.

“Đức trả 1%”, ông cho biết khi đề cập đến chi tiêu quốc phòng của Berlin, ước tính khoảng 1,2% GDP năm ngoái. “Họ nên trả 4%. Họ chỉ trả 1%. Họ nên trả nhiều hơn thế. Các quốc gia luôn trả ít hơn những gì họ phải trả. Vì vậy, khi tôi nói xin lỗi và yêu cầu họ trả thêm tiền, tôi cũng chẳng cần phải được người châu Âu ưa gì mình”.

Mặc dù nhận thức được tín nhiệm thấp của mình tại Châu Âu, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng ông vẫn duy trì mối quan hệ “rất tốt” với các nhà lãnh đạo EU. “Tôi không quan tâm đến châu Âu. Tôi không được bầu bởi người châu Âu, tôi được bầu bởi người Mỹ. Và bởi những người đóng thuế Mỹ”, ông nói về các cuộc thăm dò.

Ông cũng nói thêm rằng, chương trình nghị sự bảo hộ của ông sẽ được hoan nghênh bởi người dân châu Âu. “Tôi có thể là người được ưa thích nhất châu Âu. Tôi có thể điều hành bất kỳ văn phòng nào nếu thích, nhưng tôi không muốn như vậy. Tôi muốn mọi người đối xử công bằng nhưng không được”.

Đồng nghiệp từ đảng Cộng hòa và là nhà phê bình ông Trump, ông Rom Romney, gần đây chỉ trích gay gắt các chính sách của Tổng thống Mỹ đã khiến cho danh tiếng của ông chủ Nhà Trắng bị nhấn chìm ở châu Âu.

Romney đã chỉ ra sự suy giảm hình ảnh của ông Trump trong mắt các đồng minh quan trọng như Đức, Anh, Pháp, Canada và Thụy Điển.

Một số ý kiến cho rằng danh tiếng của ông Trump ở nước ngoài không nên là một điểm đáng nói. Nhiều người khác cho rằng cơ hội giành được sự ưu ái tại Châu Âu của Tổng thống Mỹ là khá thấp.

Chính quyền Trump đã làm căng thẳng mối quan hệ với các đồng minh châu Âu sau khi áp dụng thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép vào ngày 1/6/2018 – một động thái bị chỉ trích rộng rãi bởi các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức và Anh.

Ông Trump cũng nhiều lần “dạy dỗ” các đồng minh NATO của mình từ châu Âu vì ông cho rằng họ không tuân thủ các cam kết chi tiêu.

Ngoài ra, ông Donald Trump đã chỉ trích Đức vì đã xây dựng Nord Stream 2, một đường ống năng lượng kéo dài từ Nga đến Đức trên Biển Baltic và đe dọa sẽ trừng phạt các công ty châu Âu đầu tư vào dự án.

Một động thái khác gây chấn động châu Âu là việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018. Các bên ký kết còn lại của hiệp định, bao gồm Đức, Pháp và Anh, đã lên án hành động của ông và tuyên bố sẽ giữ nguyên cam kết của họ đối với thỏa thuận này.

Theo Kiều Trang / nguoiduatin.vn