Site icon Thời báo Việt Đức

Khó khăn của trẻ tị nạn học tại Đức

Ảnh minh họa: pixabay.com

TBVĐ- Trẻ em tị nạn tại Đức được tạo mọi điều kiện để vào học tại các trường phổ thông, nhưng cánh cửa vào trường chọn (Gymnasium) thì rất khó khăn.

Tính đến năm 2015, có hơn 30% tổng số người xin tị nạn tại Đức chưa đạt độ tuổi vị thành niên. Theo ZeitOnline, ước tính có khoảng 300.000 trẻ tị nạn tại Đức, nhưng chưa có số liệu chính xác có bao nhiêu nhiêu trẻ đã, đang và sẽ được vào học tại các trường phổ thông ở Đức. Tổng cộng cả trẻ Đức và trẻ tị nạn lẫn di dân hiện được đến trường học hàng ngày trên toàn nước Đức gồm 11 triệu trẻ.

Nhiu khó khăn để hòa nhp

Theo một khảo sát của Hiệp hội Unicef được báo Spiegel đưa tin, trẻ tị nạn hầu hết đến từ các vùng chiến sự, đã từng trải qua nhiều bạo lực, từng đương đầu với chết chóc luôn gần kề chứ không có tuổi thơ vô tư, hồn nhiên. Ngoài ra, nhiều trẻ từ 8-9 tuổi đã biết tiếng Ả Rập hoặc tiếng Ba Tư (Farsi) phải học lại từ đầu bảng chữ cái Latinh và cách viết từ trái sang phải.

Nhng ví d đin hình

Báo General-Anzeiger đầu tháng 3 vừa qua đưa tin thành phố Bonn với hơn 820 trẻ tị nạn hiện đang được đi học tại 27 trường, chia ra 69 lớp, phần lớn đến từ Syria. Đây cũng là nơi đã thực hiện được việc đưa một số trẻ tị nạn vào trường chọn theo đúng khả năng của các em – ví dụ như trường Clara-Schumann-Gymnasium hiện có 13 học sinh là trẻ tị nạn. Tuy nhiên, thành phố vẫn hi vọng sẽ có nhiều trường chọn chia sẻ gánh nặng này hơn.

Các nhà nghiên cứu về giáo dục như ông Kai Maaz thuộc Học Viện Nghiên cứu Sư phạm Quốc tế của Đức (Deutsches Institut für Internationale Pädagogische Forschung) trao đổi với báo ZeitOnline rằng, không nên để trẻ tị nạn học riêng mà nên cho giao tiếp, làm quen ngay với trẻ người Đức, nhanh chóng vào học trong các lớp học bình thường.

Tại Potsdam, có 700 trẻ tị nạn trong số gần 800 trẻ cũng đang đi học tại các trường phổ thông. Các trẻ học từ lớp 4 vừa học lớp dự bị, vừa được tham gia ngay các môn Thể Dục và Âm Nhạc cùng lớp thường, thỉnh thoảng vào nghe giảng trong các giờ Toán, Sachkunde, mặc dù thời gian ngắn ngủi, nhưng cũng là một bước tiến triển tốt.

Người Vit nghĩ gì v tr t nn?

Trao đổi với Thời Báo Việt Đức, một vài phụ huynh cũng băn khoăn nếu một lớp học quá đông trẻ tị nạn thì có thể khiến việc học tiếng Đức của cả lớp, trong đó có cả các em học sinh Việt Nam, gặp hạn chế, nhất là về khả năng phát âm. Dù không nhiều nhưng cũng có phụ huynh đốc thúc con làm sao học giỏi để vào trường chọn học để có môi trường học tốt hơn vì tỉ lệ học sinh bản địa cao hơn. Trái lại, không thiếu các phụ huynh lạc quan tin rằng việc học chung với trẻ tị nạn tạo điều kiện cho con em biết chia sẻ, giúp đỡ các bạn học và hòa nhập với cuộc sống mới. Nhiều phụ huynh cho rằng “cần đặt mình vào vị trí của người tị nạn để suy nghĩ. Ngày xưa, rất nhiều người Việt cũng từng là tị nạn, các trẻ em của gia đình tị nạn người Việt cũng nhận được sự giúp đỡ chu đáo và tận tình. Quan trọng là con mình suy nghĩ thế nào rồi mình hướng cho con thôi, chứ không thể đẩy hết lí do, trách nhiệm sang người tị nạn, nhất là trẻ em”.

Minh Quân

Exit mobile version